Skip to main content

Cấu tạo máy làm đá viên: 10 Bộ phận cực kỳ quan trọng

Về cơ bản, cấu tạo máy làm đá viên không quá rối nhưng lại nhiều linh kiện. Thiết bị này ngày càng phổ biến những không phải ai cũng có nhu cầu tìm hiểu cấu trúc. Thế nhưng, khi mua máy thì phải kiểm tra các chi tiết, check xem chính hãng hay không. Tuy không phải công đoạn quan trọng nhất nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới việc mua được hàng chất lượng. 

1. Cấu tạo máy làm đá viên: 10+ bộ phận thiết yếu

Phụ tùng được dùng để lắp ráp máy tạo đá có thể SX trong nước hoặc nhập khẩu bên ngoài. Mỗi đơn vị sẽ có dây chuyền thi công riêng nên thiết kế hình dáng không hề giống nhau. Các bộ phận, phụ kiện cần thiết hầu như đều có sự đồng nhất theo mô tả dưới đây. 

1.1 Vỏ máy

Vỏ máy được làm từ nhiều chất liệu. Mỗi NVL lại có ưu điểm riêng về mục đích sử dụng, được dùng nhiều nhất vẫn là inox. Nhiều model lại kết hợp cả nhựa và inox, kèm thêm các loại hợp kim khác.

vỏ máy làm đá viên công nghiệp

Giá bán cũng chênh lệch dựa trên kết cấu vỏ máy tương ứng. Inox thì có phần sang, sáng và hiện đại hơn. Nhựa thì có vẻ an toàn hơn nhưng chịu lực lại kém linh hoạt. 

1.2 Cửa mở

Nắp đậy dùng để bảo quản thùng chứa đá, hạn chế thất thoát nhiệt. Có nhiều dạng cửa như cửa trượt, cửa nâng,… hầu hết đều là dạng 1 cánh.

cửa mở máy đá viên

Nắp đóng/mở có vai trò rất lớn với các dòng máy làm đá viên mini dùng cho quán cà phê, giải khát,… Giúp chủ quán bảo toàn được chất lượng đá làm ra trong thời gian dài. 

1.3 Khoang chứa đá

Khoang đá thường được đặt dưới đáy, vừa hay là điểm đến của đá sau khi kết thúc quy trình. Tùy công suất máy mà khoang này được làm lớn hoặc nhỏ.

khoang chứa đá viên

Thường có trữ lượng lớn, thành dày dặn tăng khả năng giữ nhiệt. Dưới đáy là lỗ thoát nước, có van/chốt để xả nước dư thừa, vệ sinh thùng đá. 

1.4 Khay làm đá

Phần lớn các mẫu hiện nay đều thiết kế khay làm đá dạng hình vuông. Song hành với đó là kiểu đá dạng ống, có lỗ ở giữa. Tùy mục đích sử dụng đá mà quý khách mua loại máy có dáng khay thích hợp. 

khay làm đá viên

1.5 Hệ thống bơm nước

hệ thống bơm nước máy làm đá

Cụ thể, hệ thống này gồm 2 chi tiết sau: 

  • Máy bơm nước: Máy bơm có thể lắp bên ngoài, là linh kiện rời hoặc tích hợp trực tiếp bên trong (tùy đơn vị SX). Có van ngắt auto, không cần tác động gì nhiều. Nhưng cần bảo dưỡng nếu thấy tiếng động mạnh khi hoạt động. 
  • Phao chống tràn: Đường dẫn nước sẽ tự động ngắt, tránh bị tràn ra các bộ phận khác. 

1.6 Bảng điều khiển

Hệ thống nút bấm sẽ được tập hợp tại 1 chỗ tạo màu riêng nhằm thu hút sự chú ý. Thông thường, ta sẽ thấy nó được đặt tại bề mặt phía trước hoặc mặt bên phải, trái.

điều khiển máy đá viên

Với những thiết bị có chiều cao khiêm tốn thì bảng điều khiển sẽ được lắp ở góc trên. Gồm nút điều chỉnh, bảng hiển thị số điện tử, ghi chú các nút,… Người dùng hẹn thời gian, chỉnh độ dày/mỏng, setup nhiệt độ, quan sát lỗi,… tại đây. 

1.7 Máy nén

Máy nén còn được gọi bằng cái tên quen thuộc hơn là block làm lạnh – cấu trúc rất quan trọng. Sản phẩm làm lạnh nhanh mà không có block thì coi như “vứt xó”. Đây cũng chính là phụ tùng khiến trọng lượng máy trở nên nặng nề. Chi tiết này còn giúp cân bằng áp suất, luồng khí luân chuyển khi cỗ máy hoạt động. 

block nén máy làm đá viên

1.8 Dàn lạnh

Dàn lạnh hiện đại nhất hiện nay được làm từ lõi đồng, tối ưu thời gian làm đá mỗi mẻ. Phủ bên ngoài dây đồng là các lá nhôm, giúp hấp thụ nhiệt  nhanh chóng. Từ đó, tạo đường đi cho môi chất lạnh được lưu thông ra bên ngoài, đến khay đá. 

dàn lạnh máy đá viên

1.9 Chân đế

Đế máy được cấu tạo với phần trụ là inox, phần đáy được làm bằng cao su màu đen. Tạo độ cao vừa đủ để thiết bị cách mặt sàn, phòng tránh vi khuẩn, nấm mốc gây hại. Thiết kế như vậy còn giúp dịch chuyển cỗ máy nhanh, tiện hơn. Quan trong nhất vẫn là tạo được ma sát, tránh bị trơn trượt, không gây tiếng ồn khi chạy máy. 

chân đế máy tạo đá viên

1.10 Bộ phận khác

Còn nhiều chi tiết lẻ khác bên trong chiếc máy nhìn rất nhỏ gọn này. Tất cả đều cần thiết cho quy trình làm đá, tạo nên thành phẩm đạt chuẩn ATVS. Đặc biệt, nếu thiếu những phụ kiện đó, sản phẩm sẽ không đảm bảo được những ưu điểm vốn có.

lọc nước máy đá viên

  • Lọc nước: Ống lọc nước không quá lớn, được đặt tại 1 đầu đường ống dẫn nước. Giúp loại bỏ tạp chất, dị vật bị lẫn vào trong nước, tạo đá tinh khiết. Tuy bộ phận này giúp lọc nước nhưng vẫn phải dùng nước sạch để làm đá. 
  • Dây/ ống dẫn/xả nước: Hệ thống các đường dây dẫn của máy có thể tháo lắp nhanh. Tất cả đều được thiết kế đường đi thẳng, không bị xoắn hay lẫn vào nhau. Ống dẫn, ống xả đều được làm bằng nhựa hoặc cao su cao cấp.
  • Khe tản khí: Khe thoát khí nhìn thấy được rõ ràng từ phía bên ngoài. Thường sẽ nằm gần dưới đáy với nhiều lỗ hổng được gia công theo quy luật.
  • Xẻng xúc đá: Thường được tặng kèm khi mua, có thể bằng inox hoặc nhựa. Không bắt buộc cần phụ kiện này nhưng dùng rồi sẽ thấy lấy đá vào ly/cốc nhanh hơn đấy. 

➤ ➤ ➤  THAM KHẢO: Địa chỉ bán máy làm đá viên cũ: Thanh lý rẻ, BH dài lâu

2. Sơ đồ nguyên lý máy tạo đá viên vận hành ra sao?

Hầu hết người dùng bán chuyên đều không quan tâm tới cách thức vận hành của máy đá viên công nghiệp. Thiết bị có quy trình tự động khá thú vị với sự kết hợp của toàn bộ các linh kiện bên trong. 

sơ đồ máy làm đá viên

Sơ đồ hoạt động được chia thành 2 giai đoạn với cơ chế ngưng tụ và xả đá.

  • Hình thành đá: Nước được đưa vào hệ thống lọc, bình chứa – Sau đó đưa vào khay/ống làm đá – Môi chất lạnh tác động giúp đá ngưng tụ lại (tùy thời gian làm đá của mỗi loại máy/hoặc do người điều chỉnh) – Đá được tạo hình và đông đặc lại (độ dày/mỏng có thể setup theo nhu cầu). 
  • Xả đá vào thùng chứa: Khi cơ chế làm đá hoàn tất, gas nóng sẽ được đưa vào bên ngoài khay/ống làm đá – Đá viên rơi khỏi khuôn, được cắt rời thành các viên nhỏ – Đi thẳng xuống thùng đá

3. Lưu ý khi sử dụng máy làm đá viên công nghiệp

Cách dùng máy tạo đá viên dễ nhưng lại làm khó nhiều người trong khoản vận hành, bảo trì. Hơn nữa, khi dùng cần chú ý tới các thông số hiển thị, nếu có lỗi phải fix ngay. Muốn dùng máy lâu bền, hạn chế sự cố thì chú ý những điều dưới đây nhé!

Lưu ý khi sử dụng máy đá viên

  • Tuyệt đối không lắp máy ở ngoài trời hay những nơi có mái hiên hẹp (tránh nắng/mưa trực tiếp). 
  • Không đặt các thiết bị phát nhiệt gần với máy tạo đá, ví dụ như tủ lạnh, nồi chiên, lò nướng,… 
  • Đặt cách tường tối thiểu 10cm, không che lấp khe thoát khí được tạo ở mặt trước/bên. 
  • Vệ sinh bình lọc cặn thường xuyên, không để vôi hình thành. Ống dẫn nước cần được bọc cách nhiệt, không để nhiệt độ môi trường ảnh hưởng.
  • Bảo trì, bảo dưỡng máy thường xuyên, tối thiểu 6 tháng, không có thời gian thì 1 lần/năm. Chú ý: Ngắt toàn bộ điện trước khi sửa chữa, thay thế, vệ sinh các bộ phận. 
  • Kiểm tra chất lượng đá mỗi ngày để khắc phục kịp thời nếu xảy ra vấn đề trong quy trình.   

Hy vọng chi tiết về cấu tạo máy làm đá viên trên đây giúp quý khách hiểu rõ về SP. Những kiến thức này không khó, nắm được cơ bản sẽ giúp ích cho khâu mua hàng (chính hãng). Nên trang bị những thông tin này trước và sau khi sở hữu chiếc máy tạo đá hiện đại. 

Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này